Câu hỏi thường gặp về AWS Elastic Beanstalk

Thông tin chung

AWS Elastic Beanstalk giúp các nhà phát triển nhanh chóng triển khai và quản lý ứng dụng một cách dễ dàng hơn trên Đám mây AWS. Nhà phát triển chỉ cần tải ứng dụng lên và Elastic Beanstalk sẽ tự động xử lý việc triển khai, từ cung cấp công suất, cân bằng tải, tự động thay đổi quy mô đến giám sát trạng thái ứng dụng.

Những ai muốn triển khai và quản lý ứng dụng trong vài phút trên Đám mây AWS. Bạn không cần phải có kinh nghiệm về điện toán đám mây để bắt đầu sử dụng. AWS Elastic Beanstalk hỗ trợ các ứng dụng web Java, .NET, PHP, Node.js, Python, Ruby, Go và Docker.

AWS Elastic Beanstalk hỗ trợ các ngôn ngữ và ngăn xếp phát triển sau:

Apache Tomcat cho ứng dụng Java

Apache HTTP Server cho ứng dụng PHP

Apache HTTP Server cho ứng dụng Python

Nginx hoặc Apache HTTP Server cho ứng dụng Node.js

Passenger hoặc Puma cho ứng dụng Ruby

Microsoft IIS 7.5, 8.0 và 8.5 cho ứng dụng .NET

Java SE

Docker

Go

Xem Nền tảng được hỗ trợ để biết danh sách hoàn chỉnh và cập nhật các ngôn ngữ và ngăn xếp phát triển được hỗ trợ.

Có. AWS Elastic Beanstalk được thiết kế có khả năng mở rộng để hỗ trợ nhiều ngăn xếp phát triển và ngôn ngữ lập trình khác nhau trong tương lai. AWS đang phối hợp cùng các nhà cung cấp giải pháp về API và những tính năng cần thiết để phát triển các dịch vụ Elastic Beanstalk khác.

AWS Elastic Beanstalk tự động xử lý việc triển khai, từ cung cấp công suất, cân bằng tải, tự động thay đổi quy mô và triển khai ứng dụng, tạo môi trường có khả năng chạy phiên bản ứng dụng của bạn. Bạn chỉ cần tải lên mã có thể triển khai (ví dụ: tệp WAR) và AWS Elastic Beanstalk làm nốt công đoạn còn lại. AWS Toolkit for Visual Studio và AWS Toolkit for Eclipse cho phép bạn triển khai ứng dụng lên AWS Elastic Beanstalk và quản lý ứng dụng đó mà không phải thoát khỏi IDE của bạn. Sau khi chạy ứng dụng, Elastic Beanstalk tự động hóa các tác vụ quản lý–chẳng hạn như giám sát, triển khai phiên bản ứng dụng, một thao tác kiểm tra trạng thái cơ bản–và hỗ trợ truy cập tệp nhật ký. Bằng việc sử dụng Elastic Beanstalk, nhà phát triển có thể tập trung vào phát triển ứng dụng và không phải bận tân đến những tác vụ liên quan đến triển khai, chẳng hạn như cung cấp máy chủ, thiết lập cân bằng tải hoặc quản lý thay đổi quy mô.

Phần lớn các container ứng dụng hiện tại hoặc giải pháp sử dụng nền tảng như một dịch vụ, mặc dù có khả năng giảm khối lượng công việc lập trình cần thiết, cũng làm giảm đáng kể tính linh hoạt và khả năng kiểm soát của nhà phát triển. Nhà phát triển buộc phải chung sống với tất cả các quyết định do nhà cung cấp đưa ra từ trước–có rất ít hoặc không có cơ hội để giành lại quyền kiểm soát đối với nhiều phần cơ sở hạ tầng khác nhau của ứng dụng. Tuy nhiên, với AWS Elastic Beanstalk, nhà phát triển có thể giành lại toàn quyền kiểm soát đối với những tài nguyên AWS chạy ứng dụng của mình. Nếu quyết định muốn quản lý một số (hoặc toàn bộ) các thành phần của cơ sở hạ tầng, nhà phát triển có thể làm việc này một cách liền mạch bằng cách sử dụng các tính năng quản lý của Elastic Beanstalk.

Với AWS Elastic Beanstalk, bạn có thể:

Chọn hệ điều hành phù hợp với yêu cầu ứng dụng của bạn (ví dụ: Amazon Linux hoặc Windows Server 2016)

Chọn từ một số phiên bản Amazon EC2, bao gồm phiên bản Theo nhu cầu, phiên bản Dự trữ và phiên bản Spot 

Chọn từ một số tùy chọn cơ sở dữ liệu và dung lượng lưu trữ hiện có

Cho phép truy cập vào các phiên bản Amazon EC2 để khắc phục sự cố tức thì và trực tiếp

Nhanh chóng cải thiện độ tin cậy của ứng dụng bằng cách chạy trên nhiều Vùng sẵn sàng

Tăng cường bảo mật cho ứng dụng bằng cách kích hoạt giao thức HTTPS trên bộ cân bằng tải

Truy cập tính năng giám sát Amazon CloudWatch tích hợp sẵn và nhận thông báo về trạng thái ứng dụng cũng như các sự kiện quan trọng khác

Điều chỉnh thiết lập máy chủ ứng dụng (ví dụ: thiết lập JVM) và chuyển các biến môi trường

Chạy các thành phần khác của ứng dụng, chẳng hạn như dịch vụ lưu vào bộ nhớ đệm, song song trên Amazon EC2

Truy cập tệp nhật ký mà không cần đăng nhập vào máy chủ ứng dụng

AWS Elastic Beanstalk sử dụng các tính năng và dịch vụ AWS đã được kiểm chứng như Amazon EC2, Amazon RDS, Elastic Load Balancing, Auto Scaling, Amazon S3 và Amazon SNS để tạo ra môi trường chạy ứng dụng của bạn. Phiên bản hiện tại của AWS Elastic Beanstalk sử dụng Amazon Linux AMI hoặc Windows Server 2019 R2 AMI.

AWS Elastic Beanstalk hỗ trợ các ứng dụng Java, .NET, PHP, Node.js, Python, Ruby, Go và Docker và rất phù hợp với các ứng dụng web. Tuy nhiên, do kiến trúc mở của Elastic Beanstalk, cũng có thể triển khai các ứng dụng ngoài nền tảng web bằng cách sử dụng Elastic Beanstalk. Chúng tôi dự kiến sẽ hỗ trợ các loại ứng dụng và ngôn ngữ lập trình khác trong tương lai. Xem Nền tảng được hỗ trợ để tìm hiểu thêm.

AWS Elastic Beanstalk chạy trên Amazon Linux AMI và Windows Server AMI. Cả hai AMI này đều được Amazon Web Services hỗ trợ và duy trì, đồng thời được thiết kế với khả năng đem lại môi trường thực thi ổn định, bảo mật và hiệu suất cao cho điện toán Đám mây Amazon EC2.

Bắt đầu

Để đăng ký AWS Elastic Beanstalk, hãy chọn nút Sign Up Now (Đăng ký ngay) trên trang chi tiết về Elastic Beanstalk. Bạn phải có tài khoản Amazon Web Services để truy cập dịch vụ này; nếu chưa có tài khoản thì bạn sẽ được nhắc tạo tài khoản khi bắt đầu quá trình đăng ký Elastic Beanstalk. Sau khi đăng ký, vui lòng tham khảo Hướng dẫn bắt đầu sử dụng AWS Elastic Beanstalk.

Việc đăng ký AWS Elastic Beanstalk yêu cầu bạn phải có một số điện thoại và địa chỉ email hợp lệ để lưu hồ sơ AWS trong trường hợp chúng tôi cần liên lạc với bạn. Việc xác thực số điện thoại của bạn chỉ mất vài phút và bạn sẽ nhận một cuộc gọi điện thoại trong quá trình đăng ký và phải nhập số PIN bằng bàn phím số của điện thoại.

Cách tốt nhất để bắt đầu với AWS Elastic Beanstalk là làm theo Hướng dẫn bắt đầu với AWS Elastic Beanstalk, một trong các tài liệu kỹ thuật của chúng tôi. Chỉ trong vài phút, bạn sẽ có thể triển khai và sử dụng một ứng dụng mẫu hoặc tải ứng dụng của chính bạn lên.

Có. AWS Elastic Beanstalk có ứng dụng mẫu mà bạn có thể sử dụng để tìm hiểu và khám phá tính năng của ứng dụng.

Cơ sở dữ liệu và dung lượng lưu trữ

Có. AWS Elastic Beanstalk lưu trữ tệp ứng dụng của bạn và, nếu bạn lựa chọn, tệp nhật ký máy chủ trên Amazon S3. Nếu bạn đang sử dụng Bảng điều khiển quản lý AWS, AWS Toolkit for Visual Studio hoặc AWS Toolkit for Eclipse, một bộ chứa Amazon S3 sẽ được tạo trên tài khoản của bạn và tệp do bạn tải lên sẽ được tự động sao chép từ máy khách cục bộ của bạn lên Amazon S3. Hoặc, bạn có thể cấu hình để Elastic Beanstalk sao chép tệp nhật ký máy chủ lên Amazon S3 sau mỗi một giờ. Bạn thực hiện việc này bằng cách chỉnh sửa cài đặt cấu hình môi trường.

Có. Bạn có thể sử dụng Amazon S3 để lưu trữ ứng dụng. Cách dễ nhất để làm việc này là đưa AWS SDK vào tệp có thể triển khai của ứng dụng. Ví dụ: bạn có thể đưa AWS SDK cho Java vào tệp WAR của ứng dụng.

AWS Elastic Beanstalk không giới hạn bạn phải sử dụng bất kỳ công nghệ lưu trữ dữ liệu cụ thể nào. Bạn có thể chọn sử dụng Amazon Relational Database Service (Amazon RDS) hoặc Amazon DynamoDB hoặc sử dụng Microsoft SQL Server, Oracle hoặc các cơ sở dữ liệu quan hệ khác chạy trên Amazon EC2.

Elastic Beanstalk có thể tự động cung cấp một phiên bản CSDL Amazon RDS. Các biến môi trường cung cấp cho ứng dụng của bạn thông tin về kết nối đến phiên bản CSDL. Để tìm hiểu thêm về cách cấu hình phiên bản CSDL RDS cho môi trường của bạn, xem Hướng dẫn dành cho nhà phát triển Elastic Beanstalk.

Không khi sử dụng AWS Elastic Beanstalk. Với Elastic Beanstalk, bạn có thể xác định thông tin kết nối trong cấu hình môi trường. Bằng việc trích xuất chuỗi kết nối từ mã ứng dụng, bạn có thể dễ dàng cấu hình nhiều môi trường Elastic Beanstalk khác nhau để sử dụng nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau.

Bảo mật

Theo mặc định, ứng dụng của bạn được công khai trên myapp.elasticbeanstalk.com để ai cũng truy cập được. Bạn có thể sử dụng Amazon VPC để cung cấp một phần riêng tư, cách ly của ứng dụng trên một mạng ảo do bạn xác lập. Có thể đặt mạng ảo này ở chế độ riêng tư bằng một số quy tắc nhóm bảo mật riêng, các ACL mạng và bảng định tuyến tùy chỉnh. Bạn cũng có thể dễ dàng kiểm soát việc lưu lượng nhận về nào, chẳng hạn như SSH, có được phân phối đến máy chủ ứng dụng của bạn hay không bằng cách thay đổi thiết lập nhóm bảo mật EC2.

Có, bạn có thể chạy ứng dụng trên một VPC. Để biết thêm chi tiết, xem Hướng dẫn dành cho nhà phát triển AWS Elastic Beanstalk.

Để biết thêm thông tin về bảo mật trên AWS, vui lòng tham khảo tài liệu Amazon Web Services: Tổng quan các quy trình bảo mật và truy cập Trung tâm bảo mật của chúng tôi.

Có. Người dùng IAM có phân quyền phù hợp giờ đây có thể tương tác với AWS Elastic Beanstalk.

IAM cho phép bạn quản lý người dùng và nhóm một cách tập trung. Bạn có thể kiểm soát người dùng IAM nào có quyền truy cập đến AWS Elastic Beanstalk và giới hạn phân quyền ở quyền truy cập chỉ đọc đến Elastic Beanstalk cho những người vận hành không nên được phép thực hiện các thao tác đối với tài nguyên Elastic Beanstalk.alk. Toàn bộ hoạt động của người dùng trên tài khoản của bạn sẽ được tổng hợp trong một hóa đơn AWS.

Bạn có thể sử dụng bảng điều khiển IAM, giao diện dòng lệnh IAM (CLI) hoặc IAM API để cung cấp người dùng IAM. Theo mặc định, người dùng IAM không được phép truy cập các dịch vụ AWS cho đến khi được cấp quyền.

Bạn có thể cấp cho người dùng IAM quyền truy cập vào các dịch vụ bằng cách sử dụng chính sách. Để đơn giản hóa quá trình cấp quyền truy cập vào AWS Elastic Beanstalk, bạn có thể sử dụng một trong các biểu mẫu chính sách trong bảng điều khiển IAM để giúp bạn bắt đầu. Elastic Beanstalk cung cấp hai biểu mẫu: biểu mẫu truy cập chỉ đọc và biểu mẫu truy cập đầy đủ. Biểu mẫu truy cập chỉ đọc cấp quyền đọc các tài nguyên Elastic Beanstalk. Biểu mẫu truy cập đầy đủ cấp quyền truy cập đầy đủ vào tất cả các hoạt động Elastic Beanstalk cũng như các phân quyền để quản lý nhiều tài nguyên phụ thuộc chẳng hạn như Elastic Load Balancing, Auto Scaling và Amazon S3. Bạn cũng có thể sử dụng Công cụ tạo chính sách AWS để tạo chính sách tùy chỉnh. Để biết thêm chi tiết, xem Hướng dẫn dành cho nhà phát triển AWS Elastic Beanstalk.

Có. Bạn có thể cho phép hoặc từ chối quyền truy cập vào một số tài nguyên AWS Elastic Beanstalk cụ thể, chẳng hạn như ứng dụng, phiên bản ứng dụng và môi trường.

Toàn bộ các tài nguyên do người dùng IAM tạo ra trên tài khoản gốc thuộc sở hữu và bị tính phí cho tài khoản gốc đó.

Tài khoản gốc có quyền truy cập đầy đủ vào tất cả các môi trường AWS Elastic Beanstalk do bất kỳ người dùng IAM nào khởi chạy trên tài khoản đó. Nếu bạn sử dụng biểu mẫu Elastic Beanstalk để cấp quyền truy cập chỉ đọc cho người dùng IAM, người dùng đó có thể xem toàn bộ các ứng dụng, phiên bản ứng dụng, môi trường và bất kỳ tài nguyên được liên kết nào trên tài khoản đó. Nếu bạn sử dụng biểu mẫu Elastic Beanstalk để cấp quyền truy cập đầy đủ cho người dùng IAM, người dùng đó có thể tạo, chỉnh sửa và chấm dứt bất kỳ tài nguyên Elastic Beanstalk nào trên tài khoản đó.

Có. Người dùng IAM có thể truy cập bảng điều khiển AWS Elastic Beanstalk bằng cách sử dụng tên người dùng và mật khẩu của mình.

Có. Người dùng IAM có thể sử dụng khóa truy cập và khóa bí mật để thực hiện các thao tác bằng cách sử dụng API của Elastic Beanstalk.

Có. Người dùng IAM có thể sử dụng khóa truy cập và khóa bí mật để thực hiện các thao tác bằng cách sử dụng giao diện dòng lệnh (CLI) của AWS Elastic Beanstalk.

Cập nhật nền tảng được quản lý

Bạn có thể chọn cho phép môi trường AWS Elastic Beanstalk tự động cập nhật theo phiên bản mới nhất của nền tảng cơ sở chạy ứng dụng của bạn trong khoảng thời gian bảo trì xác định. Elastic Beanstalk thường xuyên phát hành các phiên bản mới của nền tảng được hỗ trợ (Java, PHP, Ruby, Node.js, Python, .NET, Go và Docker) với hệ điều hành, máy chủ web và ứng dụng cũng như các cập nhật ngôn ngữ và framework.

Để Elastic Beanstalk tự động quản lý các cập nhật nền tảng, bạn phải kích hoạt cập nhật nền tảng được quản lý trên tab Cấu hình của bảng điều khiển Elastic Beanstalk hoặc sử dụng EB CLI hay API. Sau khi kích hoạt tính năng này, bạn có thể cấu hình cho phép những loại cập nhật nào và thời điểm thực hiện cập nhật.

AWS Elastic Beanstalk có thể tự động thực hiện cập nhật nền tảng cho bản vá lỗi mới và các phiên bản của nền tảng phụ. Elastic Beanstalk sẽ không tự động thực hiện các cập nhật phiên bản nền tảng chính (ví dụ: từ Java 7 Tomcat 7 lên Java 8 Tomcat 8) vì chúng bao gồm những thay đổi không tương thích với quá khứ và yêu cầu phải kiểm thử bổ sung. Trong các trường hợp này, bạn phải khởi tạo cập nhật một cách thủ công.

Nền tảng AWS Elastic Beanstalk được đánh số phiên bản theo cấu trúc sau: MAJOR.MINOR.PATCH (ví dụ: 2.0.0). Mỗi phần được tăng dần như sau:

Phiên bản CHÍNH khi có những thay đổi không tương thích.

Phiên bản PHỤ khi bổ sung thêm tính năng theo cách tương thích với quá khứ.

Phiên bản VÁ LỖI khi khắc phục sự cố tương thích với quá khứ.

Bạn có thể thực hiện các cập nhật phiên bản chính vào bất kỳ lúc nào bằng cách sử dụng bảng điều khiển quản lý AWS Elastic Beanstalk, API hoặc CLI. Bạn có các tùy chọn sau để thực hiện cập nhật phiên bản chính:

Áp dụng cập nhật tại chỗ trên một môi trường hiện hành. Xem Cập nhật phiên bản nền tảng của môi trường Elastic Beanstalk của bạn.

Tạo bản sao của môi trường hiện hành với phiên bản nền tảng mới. Xem Tạo bản sao môi trường để tìm hiểu thêm.

Các cập nhật được áp dụng bằng cách sử dụng cơ chế triển khai không thể thay đổi được để đảm bảo rằng môi trường hiện hành không bị thay đổi gì cho đến khi nhóm các phiên bản Amazon EC2 song hành, sau khi đã cài cập nhật, đã sẵn sàng để hoán đổi với phiên bản hiện hành, các phiên bản này sau đó được chấm dứt. Ngoài ra, nếu hệ thống trạng thái Elastic Beanstalk phát hiện bất kỳ vấn đề nào trong quá trình cập nhật, lưu lượng được chuyển hướng đến nhóm phiên bản hiện hành, đảm bảo ảnh hưởng tối thiểu đến người dùng cuối của ứng dụng.

Do các cập nhật nền tảng được quản lý sử dụng cơ chế triển khai không thể thay đổi được để thực hiện các cập nhật nên ứng dụng của bạn sẽ vẫn sẵn sàng trong khoảng thời gian bảo trì và người sử dụng ứng dụng không bị ảnh hưởng gì từ việc cập nhật.

Không tính thêm phí khi sử dụng tính năng cập nhật nền tảng được quản lý. Bạn chỉ cần trả phí đối với những phiên bản EC2 bổ sung cần thiết để thực hiện cập nhật trong thời gian cập nhật.

Khoảng thời gian bảo trì là khoảng thời gian kéo dài trong hai giờ hàng tuần, trong thời gian đó AWS Elastic Beanstalk sẽ khởi tạo cập nhật nền tảng nếu cập nhật nền tảng được quản lý bật và phiên bản mới của nền tảng đã sẵn sàng. Ví dụ: nếu bạn chọn khoảng thời gian bảo trì bắt đầu vào lúc 2 giờ chiều Chủ Nhật hàng tuần, AWS Elastic Beanstalk sẽ khởi tạo cập nhật nền tảng vào khoảng từ 2-4 giờ chiều Chủ Nhật hàng tuần. Cần lưu ý rằng, tùy thuộc vào cấu hình ứng dụng, các cập nhật có thể hoàn tất ngoài khoảng thời gian bảo trì.

Khoảng thời gian bảo trì được thiết lập theo môi trường, giúp bạn có thể chọn thiết lập các khoảng thời gian bảo trì khác nhau cho các thành phần ứng dụng hoặc ứng dụng khác nhau. Việc này cho phép thực hiện xen kẽ các cập nhật môi trường nếu bạn không muốn cập nhật nhiều phân đoạn ứng dụng cùng một lúc. Nếu bạn kích hoạt cập nhật nền tảng được quản lý nhưng không xác định khoảng thời gian bảo trì, khoảng thời gian bảo trì mặc định 2 giờ hàng tuần sẽ được gán cho môi trường của bạn. Nếu bạn muốn thay đổi thời điểm thực hiện bảo trì thay mặt bạn, bạn có thể làm việc này bằng cách chỉnh sửa cấu hình cập nhật được quản lý trên Bảng điều khiển quản lý AWS hoặc sử dụng API UpdateEnvironment.

Bạn sẽ được thông báo về sự sẵn sàng của phiên bản nền tảng mới qua Bảng điều khiển quản lý AWS, các công bố trên diễn đàn và thông báo phiên bản mới.

Có thể tìm thông tin về sự khác biệt giữa các phiên bản nền tảng trên trang Thông báo phiên bản mới của AWS Elastic Beanstalk.

Thao tác duy nhất bạn có thể thực hiện khi đang diễn ra quá trình cập nhật nền tảng được quản lý là ‘hủy bỏ’. Việc này cho phép bạn dừng ngay quá trình cập nhật và đảo ngược về phiên bản trước đó.

Môi trường của bạn sẽ luôn được cập nhật lên phiên bản mới nhất hiện có dựa trên cấp độ (phiên bản phụ cộng phiên bản vá lỗi hoặc chỉ phiên bản vá lỗi) do bạn lựa chọn.

Thông tin chi tiết về từng cập nhật nền tảng được quản lý có trên trang sự kiện và được gắn thẻ theo loại sự kiện “BẢO TRÌ.”

Số lần phát hành phiên bản trong một năm cụ thể sẽ khác tùy thuộc vào tần suất và nội dung phát hành và bản vá lỗi của nhà cung cấp ngôn ngữ hoặc framework hoặc tổ chức phát triển cũng như kết quả kiểm tra kỹ lưỡng các phiên bản phát hành và bản vá lỗi này của nhóm thiết kế nền tảng của chúng tôi.

Hỗ trợ AWS Graviton

Để triển khai ứng dụng của bạn với bộ xử lý dựa trên arm64 trên bảng điều khiển Elastic Beanstalk, bạn có thể lựa chọn loại phiên bản và cấu trúc bộ xử lý từ tab dung lượng trong Cài đặt cấu hình thêm tùy chọn.

Để triển khai ứng dụng của bạn bằng Elastic Beanstalk CLI, AWS CLI, CFN hoặc AWS CDK, hãy tham khảo Hướng dẫn về Elastic Beanstalk dành cho nhà phát triển.

Nếu khối lượng công việc của bạn sử dụng ngôn ngữ lập trình thông dịch như Node.js, Python, Tomcat, PHP hoặc Ruby, bạn không cần phải biên dịch lại khối lượng công việc của mình để sử dụng Graviton. Nếu đang sử dụng Go hoặc .Net Core cho khối lượng công việc của mình, bạn cần phải cập nhật lệnh xây dựng cho loại phiên bản arm64. Bạn cũng cần phải biên dịch lại biến phụ thuộc nhị phân hoặc sử dụng bản phát hành biến phụ thuộc nhị phân tương thích với arm64. Nếu bạn đang sử dụng Docker, hình ảnh Docker của bạn phải đa kiến trúc và hỗ trợ triển khai cả x86 và arm64.

Elastic Beanstalk hỗ trợ Graviton trên Amazon Linux 2 64 bit dành cho nhiều nền tảng và nhánh. Xem danh sách đầy đủ trong tài liệu.

Bạn có thể dễ dàng di chuyển khối lượng công việc của mình sang Graviton và tận dụng các lợi ích về hiệu suất và chi phí trong các trường hợp sử dụng sau: Các khối lượng công việc dựa trên Linux được xây dựng chủ yếu trên những công nghệ nguồn mở; các ứng dụng trong bộ chứa và dựa trên vi dịch vụ như Docker và MC Docker; các ứng dụng được viết bằng những ngôn ngữ lập trình di động như Java, Python, .NET Core, node.js và PHP; các ứng dụng C/C++, Rust, hoặc Go đã biên dịch; các khối lượng công việc .NET Core (v3.1+) chạy trên Linux; khối lượng công việc đa luồng; khối lượng công việc nhạy cảm truy cập bộ nhớ không đồng nhất (NUMA); và thử nghiệm và phát triển phần mềm gốc arm64.

Tính phí

Không tính thêm phí khi sử dụng AWS Elastic Beanstalk – bạn chỉ phải trả phí cho những tài nguyên AWS được sử dụng trên thực tế để lưu trữ và chạy ứng dụng của mình.

Bạn chỉ phải trả cho những gì bạn sử dụng và không có áp dụng mức phí tối thiểu khi sử dụng tài nguyên AWS. Để biết thông tin về giá của Amazon EC2, vui lòng truy cập phần giá trên trang chi tiết về EC2. Để biết thông tin về giá của Amazon S3, vui lòng truy cập phần giá trên trang chi tiết về S3. Bạn có thể sử dụng bộ tính toán đơn giản AWS để ước tính tiền phí cho nhiều kích thước ứng dụng khác nhau.

Bạn có thể xem phí cho kỳ tính phí hiện hành vào bất kỳ thời điểm nào trên trang web Amazon Web Services bằng cách đăng nhập vào tài khoản Amazon Web Services của bạn rồi chọn Hoạt động tài khoản trên Tài khoản Web Services của bạn.

Hỗ trợ

Có. Hỗ trợ AWS bao gồm những vấn đề liên quan đến việc bạn sử dụng AWS Elastic Beanstalk. Để biết thêm chi tiết và giá, xem trang Hỗ trợ AWS.

Bạn có thể nghiên cứu kỹ kiến thức của cộng đồng AWS để giúp bạn xây dựng thông qua diễn đàn thảo luận AWS Elastic Beanstalk.